Trong cấu tạo cơ thể con người thì khoảng 60-70% sức nặng của cơ thể là nước, phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xươngkhớp… do đó con người có thể chịu đựng đói ăn trong vài tháng, nhưng thiếu nước trong vài ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ đưa nước tới các cơ quan sinh tử như não, tim, phổi, gan và thận và giảm nước tới các cơ quan ít quan trọng hơn như da, tiêu hóa, khớp vì vậy dấu hiệu thiếu nước xuất hiện sớm nhất ở các cơ quan này như khô môi, khô mắt, da nứt nẻ, mệt mỏi... Trẻ em bị tiêu chảy, nếu để thiếu nước có thể bị rối loạn điện giải, thậm chí tử vong. Hậu quả của việc thiếu nước uống là con người có các dấu hiệu như:
- Mệt mỏi, buồn ngủ, khô mắt, khô môi, rát môi
- Táo bón
- Ít tiểu tiện
- Khô và ngứa da, da, tóc tróc rụng
- Nổi mụn trứng cá
- Một số trường hợp chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ hư hao
- Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua sự tiểu tiện.
- Sỏi thận.
- Ho khan, viêm phế quản
- Chảy nước mũi.
- Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp yếu mềm, cơ thể rã rời.
Trong trường hợp thiếu trầm trọng đưa tới giảm huyết áp, tim đập nhanh, miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi, mắt sưng, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng…
Về lượng nước uống cần đưa vào cơ thể, có nhiều ý kiến cho rằng, uống 8 cốc nước mỗi ngày tương đương với 2 lít nước là phương án tối ưu để giữ cho cơ thể đủ nước nhưng cũng lưu ý không nên uống quá nhiều nước trong một ngày, khi uống quá nhiều nước hàng ngày sẽ làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể, gây gánh nặng cho tim và mạch máu của cơ thể và thận sẽ phải làm việc thêm giờ để lọc lượng nước dư thừa ra khỏi hệ thống tuần hoàn, gây hư hại, tổn thương. Nếu uống nước nhiều hơn nhu cầu của cơ thể, thận sẽ nhanh chóng thải phần còn thừa đi.
Trước khi ngủ, cần uống thêm 750 ml nước nữa, do thời tiết lạnh hay nóng như thế nào, cơ thể cũng tiết ra lượng mồ hôi khoảng 500 ml, đến lúc ngủ, thân nhiệt tăng cao, cần có lượng nước hấp thụ vào nhiều hơn lượng nước bị mất đi, để cơ thể cân bằng và khỏe mạnh nhất.
Uống nước khi vừa thức dậy vào sáng sớm và còn chưa kịp ăn gì vì đây là thời điểm cơ thể sẽ hấp thu nước một cách dễ dàng và sảng khoái sau giấc ngủ. Lượng nước uống buổi sáng sớm tốt nhất là từ 250 - 300ml.
Trước hay sau mỗi bữa ăn, nên uống 1 ly nước hoặc uống nhiều nước giữa các bữa ăn nhưng không nên uống nước trong bữa ăn do gây cản trở cho năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, dẫn đến hàm lượng insulin bị dao động mạnh và tạo cơ hội cho việc tích tụ mỡ trong cơ thể tăng cao vì uống nước trong lúc ăn sẽ pha loãng dịch tiêu hóa đang được phóng thích để tiêu hóa thức ăn, vì vậy nó sẽ gây cản trở cho việc phân tích thực phẩm.
Riêng đối với những người làm công tác văn phòng, máy lạnh thì có lời khuyên cho chế độ uống nước như sau (theo nghiên cứu Y khoa Mayo Clinic Hoa Kỳ):
Giờ uống | Thời điểm thích hợp | Ích lợi |
---|---|---|
6h30 – 7h | Sau giấc ngủ đêm khi sáng dậy | Cơ thể con người rất cần nước. Cần uống một cốc 250ml ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Nửa tiếng sau khi uống nước mới nên ăn bữa sáng. |
08 – 09h | Trước khi đi làm việc | Uống một cốc nước khi đến công sở làm việc để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu công việc. |
11h | Giờ giải lao và nghỉ trưa | Uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc. |
13h | Sau bữa ăn trưa | Uống một cốc nước giúp tốt cho tiêu hóa đồng thời giữ thân hình eo thon. |
15 – 16h | Bữa xế chiều | Thời gian này nhiều người cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Uống một cốc nước sẽ giúp lấy lại cân bằng. |
17h | Tan sở | Trước khi rời khỏi văn phòng, công sở, uống một cốc nước sẽ giúp bớt cảm giác đói và mệt. |
22h | Trước khi đi ngủ | Trước khi đi ngủ một giờ, uống một cốc nước sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông. |
Không nên uống nước quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, nhiệt độ nước tốt nhất chỉ nên ở khoảng 10 độ C.
Nếu uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Ngộ độc nước là do tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể, hậu quả là gây các rối loạn về các chất điện giải trong máu như natri, kali, calci, magiê... Nồng độ các thành phần điện giải này có thể thấp trong máu do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não. Trong trường hợp ngộ độc nước, người bệnh thường có các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, nôn ói, lơ mơ, co giật, hôn mê… nếu không được nhập viện và xử trí kịp thời có thể tử vong.
Không nên uống nước lã hoặc nước chưa được xử lý để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm và cũng không nên uống nước đun lại nhiều lần vì rong nước thường có chứa một hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… nên khi nước đun nóng trong thời gian dài, nước không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, các kim loại có trong nước đó cũng có hại đối với sức khỏe con người.
Để được tư vấn các loại máy lọc nước tại Cao Nam Phát, vui lòng liên hệ hotline: 0933503117 - 0907 839 717 hoặc email: congtycaonamphat@gmail.com